NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ TỪ DẠO ẤY

Sự tàn phá quá lớn của đại dịch COVID kéo dài gần 2 năm qua là một thách thức quá sức, nó thay đổi không ít về quan niệm của người tiêu dùng cũng như biến đổi tương lai của ngành tiếp thị. Chất xúc tác chính cho những thay đổi này chính là trải nghiệm sống hoàn toàn ở nhà, nó đã định hình lại cách chúng ta làm việc, mua sắm và tồn tại, ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện bản thân và cách chúng ta tiêu thụ mọi thứ, từ nội dung đến sản phẩm. Khi mọi người thích nghi với những thay đổi này, thì các doanh nghiệp hiển nhiên cũng vậy. Có 4 xu hướng thay đổi chính kể từ khi đại dịch đã và đang làm phong phú thêm mối quan hệ B2C (doanh nghiệp và khách hàng) và B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) sau đây, theo góc nhìn của Ông Marvin Chow, Phó Tổng Giám đốc Tiếp thị và Bà Kate Standford, Giám đốc Điều hành Tiếp thị Quảng cáo tại Google:


Sự tăng tốc trong việc áp dụng kỹ thuật số, đặc biệt là thương mại điện tử, là một trong những xu hướng rõ ràng và dễ hiểu nhất trong thời đại dịch. Và người tiêu dùng mong đợi thương hiệu hoà nhập với cuộc sống “bình thường mới” của họ chứ không phải ngược lại. Điều này có nghĩa là thương hiệu nên tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm liền mạch, và điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân khách hàng.

Ví dụ riêng ở Ấn Độ đã chứng kiến sự tăng trưởng mua sắm thương mại điện tử tăng 42% trong số người dùng internet dày đặc hàng ngày và con số đó không ngừng gia tăng. Rất nhiều trải nghiệm đưa ra trải dài từ trực tiếp sang trực tuyến, ví dụ: thanh toán “không tiếp xúc” hoặc dưới dạng sống động như hình dung màu son phù hợp với loại da của khách hàng.

Thực tế, thời gian dài ở nhà khiến chúng ta phải mở rộng tầm mắt về giá trị của “không gian kết hợp mới” mà một số nhà quan sát gọi nó bán lẻ thực tế - sự xóa nhòa ranh giới giữa bán lẻ vật lý và bán lẻ kỹ thuật số.  Và các nhãn hàng hãy sử dụng kỹ thuật số để nói chuyện với khách hàng của bạn bằng ngôn ngữ địa phương của họ vì nghiên cứu mới nhất về “Không đọc được thì Không mua” của Công ty Nghiên cứu toàn cầu CSA cho thấy 75% người mua sắm trực tuyến THÍCH mua các sản phẩm có thông tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Ví dụ sinh động là Flipkart, mạng thương mại điện tử lớn nhất của Ấn Độ, đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tung ra dịch vụ trợ lý giọng nói để những người mua sắm không biết tiếng Anh có thể tương tác với thương hiệu bằng tiếng địa phương của họ.

Do hạn chế việc đi lại, quy định về việc ở tại chỗ và các nguyên tắc về khoảng cách vật lý, chúng ta đã được nâng cao nhận thức về giá trị cộng đồng địa phương. Google đã nhận ra điều này thông qua lượng tìm kiếm liên quan đến cụm từ “gần tôi”, gần như đạt mức cao nhất toàn cầu của mọi thời đại trong năm qua.

Trong báo cáo Tìm kiếm hàng đầu trong năm 2020 của AUNZ, doanh số bán hàng trực tuyến ở New Zealand đã tăng 53%, trong khi doanh số bán hàng quốc tế giảm 5% cùng kỳ năm ngoái. Ở Úc, số lượt tìm kiếm mua hàng địa phương gia tăng tới 90%, với hơn 84% người Úc đồng ý rằng họ đề cao các sản phẩm địa phương hơn và 83% nói rằng họ sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn cho các thương hiệu của Úc.

Xu hướng tương tự trên khắp APAC (khu vực Châu Á Thái Bình Dương) : số lượt tìm kiếm từ khoá “buatan indonesia” (sản xuất tại Indonesia) tăng 95%, và cụm từ “made in pakistan” tăng 35% cũng như từ khoá “ủng hộ địa phương” ở Singapore.

Cụm “hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương” đã tăng trên toàn cầu hơn 20,000% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng điều này không có nghĩa là mọi người “khép kín" với thế giới.

Vào năm 2020, thế giới đã tìm kiếm “cách giúp đỡ” nhiều hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, lượt tìm kiếm “quyên góp ủng hộ” tăng gấp đôi; Ở Singapore, cụm “quyên góp” tăng 40% và “tình nguyện viên Singapore” tăng 100%. Ở Pakistan, “công việc từ thiện” tăng 120% và “giúp đỡ người khác” tăng 90%, trong khi ở Indonesia, cụm “menyumbangkan” (quyên góp) tăng 150% so với mức tăng 15% của năm trước.

Như vậy, người tiêu dùng sẽ có xu hướng kết nối nhiều hơn với cộng đồng và quan tâm hơn đến việc đóng vai trò gì trong cộng đồng sau khi trở về từ mùa đại dịch. Điều này có nghĩa là các thương hiệu sẽ buộc phải tạo nên những mối quan hệ ở mức độ thân thiết hơn với người tiêu dùng.


Một dấu hiệu khác về tác động của đại dịch đối với khả năng kết nối của mọi người là việc khiến chúng ta rời xa cuộc sống. Đối với nhiều người, thời gian sống cô lập kéo dài đã khiến họ đắm chìm về hướng nội  tâm và một loạt các khái niệm thức tỉnh cuộc sống. Chúng ta đã buộc phải xem xét lại các nguyên tắc cơ bản của bản thân như sự hạnh phúc, gia đình và kể cả sức khỏe. Đối với nhiều người, có một sự “lột xác” khi đang cố gắng tiếp nhận những “phiên bản cá nhân” tốt nhất của mình. Ví dụ: Hàn Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng 20% về lượt tìm kiếm cụm “음식물 쓰레기” (chất thải thực phẩm) so với 10% của cùng kỳ năm trước và Ấn Độ đã tăng trưởng 25% về lượt tìm kiếm “cách tái chế” so với cùng kỳ năm trước.

Các tìm kiếm trong năm 2020 cũng cho chúng ta thấy sự gia tăng trong việc xem xét đến yếu tố môi trường. Tại Malaysia, số lượt tìm kiếm từ khóa “có thể tái sử dụng” tăng 65% so với cùng kỳ năm. Tại Philippines, mức độ tìm kiếm cụm “bao bì thân thiện với môi trường” tăng 125% so với cùng kỳ năm trước.

Mua bán dựa trên sự tin tưởng cũng là yếu tố quan trọng trong các quyết định tiêu dùng. Điều này có thể nhận thấy ở mức độ tăng trưởng 140% về sở thích tìm kiếm đối với từ khoá “giao thực phẩm halal” ở Singapore và tăng trưởng 150% ở Nhật Bản đối với từ khoá “thịt có nguồn gốc thực vật”.

Bất kể là ai dù cho họ đang lựa chọn chi tiêu vào một chiếc ô tô điện đắt tiền để giúp ích cho môi trường hay chuyển hướng đến một quán cà phê do phụ nữ làm chủ ở Ấn Độ, thì người tiêu dùng chắc chắn cũng sẽ tích cực mua sắm hơn.

Và như vậy các thương hiệu sẽ ngày càng năng động hơn trong việc kích hoạt không chỉ về giá trị thương hiệu mà còn nhấn mạnh vào những “đặc điểm” khác biệt về sản phẩm và dịch vụ của mình.


Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta có thể mong đợi các sản phẩm, dịch vụ và sự sáng tạo mà người tiêu dùng trải nghiệm sẽ thay đổi bởi vì những người phát triển chúng – là những nhà tiếp thị - cũng đã và đang thay đổi. Tại sao? Bởi vì họ đã ngừng “đi làm” và bắt đầu “sáp nhập công việc vào trong cuộc sống của mình”.

Trong năm qua, ý tưởng về việc sáp nhập “bản thân vào công việc” đã chuyển hoá từ trừu tượng sang hiện thực mà bây giờ ai cũng đã và đang được cảm nhận rộng rãi. Nhờ các cuộc họp trực tuyến, chúng ta đã nhìn thấy và nghe thấy cuộc sống của tất cả mọi người, bao gồm cả các nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành trong môi trường sống tự nhiên của họ - trẻ con nhảy vào, đối tác hắt hơi, rồi cả tiếng chó sủa, gà gáy... Mô hình Làm việc Tại nhà và kết hợp Công sở dự kiến vẫn sẽ tiếp tục, chúng ta không thể phủ nhận thực tế rằng mình đã hiểu biết về đồng đội của mình nhiều hơn, dễ bị tổn thương hơn và trở nên nhân văn hơn nhiều.

Các tìm kiếm ở Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2020 cho chúng ta thấy sức khỏe tinh thần được đặt lên vị trí quan trọng. Một số thị trường ở Đông Nam Á tăng trưởng 40%  các tìm kiếm liên quan đến sức khỏe tinh thần như “cách chăm sóc sức khỏe tinh thần”, “mẹo về sức khỏe tinh thần” “kiểm tra sức khỏe tinh thần”. Cụ thể hơn, mức độ tăng trưởng tới 250% cho cụm “cách giúp người bị trầm cảm” ở Philippines và mức độ tăng trưởng với 220% tìm kiếm về “tuyển dụng người khuyết tật” ở Úc.

Kết quả là chúng ta đã bước vào một khía cạnh mới của sự đồng cảm và tôn trọng nghề nghiệp cũng như đời sống cá nhân. Điều này hướng các nhà tiếp thị đến sự trân trọng những gì người tiêu dùng đang nghĩ, cần và cảm nhận. Đó sẽ là những ý tưởng mới mạnh mẽ, cộng hưởng sâu sắc với tính sáng tạo và ít tính thương mại.

Ví dụ: các tìm kiếm vào năm 2020 cũng cho thấy cách người tiêu dùng mở lòng với các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động khơi dậy niềm vui trong cuộc sống của họ, tạo cho họ không gian an toàn để họ nghỉ ngơi và giúp họ kết nối với những người khác, thể hiện ở sự gia tăng 95% đối với cụm “giao bóng bay” ở Singapore, tăng 700% đối với “ド ラ イ ブ イ ン” (lái xe trong rạp hát) ở Nhật Bản, tăng 125% đối với “ก้า อี้ เกม มิ่ง” (ghế chơi game) ở Thái Lan và tìm kiếm “đồ trang trí sinh nhật” ở Ấn Độ tăng 75%.

Mặc dù không thể dự đoán đầy đủ về những gì sắp diễn ra nhưng rõ ràng một thời kỳ phục hưng đang ở trong tầm tay; hãy nắm bắt tất cả bằng sự tích cực.


Bài viết được chuyển ngữ bởi THƯƠNG HIỆU VŨ | BOUTIQUE BRANDING AGENCY

Nguồn:   Thinking with Google 

3 YẾU TỐ GIÚP CHIẾN DỊCH MARKETING VẪN ĐẠT THÀNH CÔNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID -19

Như chúng tôi - những nhà tiếp thị (marketers) luôn phải trong tình trạng chuẩn bị cho việc phục hồi, sau đây là ba quan điểm chúng tôi mong muốn mời các nhà lãnh đạo và nhà tiếp thị xem xét trong thời đại dịch

2 YẾU TỐ CỦA MARKETING BỀN VỮNG

Với góc nhìn của Thương Hiệu Vũ, có 2 điều duy nhất và quan trong nhất, có tác động lớn nhất, nếu bạn đã làm được có nghĩa là bạn đang hoạt động hướng tới bền vững.

TRONG CÔNG VIỆC CÓ BAO NHIÊU CẤP ĐỘ HẠNH PHÚC?

Đã bao nhiêu lần bạn được gặp một người thợ sửa máy hoặc một nhà thầu đến sửa nhà mà lúc thanh toán họ cứ nài nỉ bạn đi một vòng đánh giá chất lượng, đến khi bạn hài lòng mỉm cười thì người đó mới vui vẻ nhận thù lao? Điểm khác biệt ở đây chính là cấp độ hạnh phúc trong công việc. Và nhà thầu kể trên là người đã đạt được cấp độ hạnh phúc cao nhất.

CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG THỰC SỰ LÀ GÌ?

Hầu hết còn rất nhiều mơ hồ xung quanh cái gọi là Chiến lược Nội dung, ngay cả đối với những người hoạt động trong ngành tiếp thị.

TĂNG TRƯỞNG MÀ KHÔNG CẦN ĐẾN MARKETING ?

Có 1 vấn đề hay còn gọi là một câu hỏi :” Có doanh nghiệp nào không cần đến Marketing nhưng vẫn phát triển tăng trưởng trong thị trường được hay không?”

THỜI ĐIỂM KHÓ KHĂN SẼ LÀ TRỞ NGẠI, NHƯNG LÀ VỚI NGƯỜI KHÁC, KHÔNG PHẢI VỚI BẠN!

Chúng ta đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế lớn sau đại dịch. Tuy nhiên, bất kể thời điểm có khó khăn như thế nào, người tiêu dùng không chỉ mua một món hàng vì giá cả hay tính năng của nó mà họ mua vì giá trị của sản phẩm đó mang lại. Đó là một chân lý mà ta cần ghi nhớ hàng ngày: giá trị tốt nhất sẽ chiến thắng.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN- PHẦN 1

Thương hiệu cá nhân là mọi thứ về bạn, cách bạn xuất hiện bên ngoài, trước công chúng, và giá trị, niềm tin, mục tiêu bên trong của chính bạn.

11 BÍ KÍP ĐỂ CÁI "HIỆU" CỦA BẠN LUÔN ĐƯỢC "THƯƠNG"

Tại sao cái "Hiệu" được "Thương" lại quan trọng? Một cái Hiệu được Thương mang lại lợi ích như thế nào cho một công ty?

CHÁNH NIỆM TRONG CÔNG VIỆC

Điều gì cũng là màu nhiệm, biến cố cũng là màu nhiệm của đời, cái tốt đẹp cũng là màu nhiệm của đời. Lòng biết ơn đến vạn vật xung quanh chúng ta khi chúng ta thấy mọi thứ trên cuộc đời đều màu nhiệm.

MƯU CẦU HẠNH PHÚC

Tuyên ngôn độc lập nước mỹ có cụm từ “mưu cầu hạnh phúc” (pursuit of happiness), là một trong những quyền cơ bản của con người, nhưng ngạc nhiên thay, Đức Phật lại nói : “Không mưu cầu hạnh phúc thì mới có hạnh phúc”.

QUẢNG CÁO NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI CHO GEN Z: KHÔNG DÙNG CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO THỜI “ÔNG BÀ

Hãy tập trung vào việc xây dựng một liên minh những người đam mê ủng hộ các sản phẩm thương hiệu với tính chân thực, có mục đích và đáp ứng được những người mua sắm Thế hệ Z ở nơi họ có mặt. Nên nhớ đây không phải thời phát cuốn sách tiếp thị như vào thời ông bà mình nữa đâu.

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NHỎ RẤT CẦN ĐẾN MỘT CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP (IMC PLAN)

IMC - khái niệm không hoàn toàn mới với các doanh nghiệp vừa và lớn nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu kinh doanh hay mới hình thành đội ngũ và đang phải làm rất nhiều việc để lèo lái con thuyền kinh doanh thì lại rất mới mẻ.

ÁI NGỮ TRONG CÔNG VIỆC

Thật tuyệt vời khi nói những lời ái ngữ đầy thương yêu với mọi người thay vì lời trách móc. Bạn có biết năng lượng từ bi thấu cảm luôn luôn chuyên chở năng lượng kiên nhẫn hay không?

BÀI HỌC TỪ CÁCH QUẢN TRỊ “ĐẮC” LÒNG NGƯỜI CỦA SIÊU THỊ LOTTE MART

Siêu thị online chính là nơi “bám víu” của các bà nội trợ thành thị trong tình huống bế quan tỏa cảng. Quan sát cách các siêu thị bán hàng từ góc độ trải nghiệm cá nhân thành các bài học quản trị bán hàng và xây dựng tình yêu thương hiệu.

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU.. RỐT CUỘC LÀ GÌ?

Không ai muốn phải dùng đến sự cạnh tranh bằng chiến lược giá, do đó doanh nghiệp thường nghe đến cụm từ “chiến lược thương hiệu”.

TĂNG TẬP TRUNG THỜI XAO NHÃNG

Mỗi lần cảm xúc suy nghĩ dồn dập hoặc suy nghĩ không tập trung được, chúng ta cùng nhau nương vào và quan sát 3 hơi thở chánh niệm, 3 câu hỏi tự vấn xem điều gì đang diễn ra, mình đang cảm thấy gì, điều gì là quan trọng nhất hiện tại?

5 CÁCH ÂM NHẠC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG TRONG QUẢNG CÁO

Nụ hôn đầu lãng mạn, một khoảnh khắc vui tươi của đời chúng ta đôi khi gắn liền với đoạn âm nhạc nào đó, và người làm thương hiệu dùng nó để tạo ra trải nghiệm với khách hàng mục tiêu.

PHẦN 1: VÌ SAO LÀ TIKTOK?

Facebook, Instagram, Youtube và bây giờ đã đến thời đại của TikTok. Tuy chưa có nhiều thương hiệu mạo hiểm tham gia vào TikTok nhưng để đi trước đối thủ một bước, bạn nên cân nhắc thêm nó vào kho vũ khí truyền thông xã hội của mình.

10 ĐIỀU CẦN LÀM VỚI MARKETING & THƯƠNG HIỆU TRONG & SAU THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH

Chúng ta đang ở trong thời điểm mà không ai lường trước được việc gì sẽ diễn ra ngoài việc phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và các đợt đóng cửa khắp toàn cầu. Việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng theo đó sẽ mới lạ, thêm nhiều tính thử nghiệm và thay đổi linh hoạt.

PHẦN 2: DÙNG TIKTOK SAO CHO HIỆU QUẢ?

TikTok có thể trông giống như được tạo ra chỉ để giải trí và chơi trò chơi. Xét cho cùng, đây là ứng dụng dành cho thanh thiếu niên làm video hài hước và tạo nên hiện tượng “viral” (lan truyền). Nhưng khi các thương hiệu tham gia vào nền tảng truyền thông xã hội mới này, họ có thể gặt hái được thành quả.

LÀM MARKETING CHO CÁC THƯƠNG HIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG: GIÁ CẢ CÓ LÀ TRỞ NGẠI ĐÁNG KỂ ?

Giá cả là một trong những vấn đề quan trọng khi làm marketing cho các thương hiệu thân thiện với môi trường. Phải chăng việc định giá cao cấp cho các sản phẩm thân thiện với môi trường là ta đang đi vào ngõ cụt?

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ TỪ DẠO ẤY

Sự tàn phá quá lớn của đại dịch COVID kéo dài gần 2 năm qua là một thách thức quá sức, nó thay đổi không ít về quan niệm của người tiêu dùng cũng như biến đổi tương lai của ngành tiếp thị. Có 4 xu hướng thay đổi chính kể từ khi đại dịch đã và đang làm phong phú thêm mối quan hệ B2C (doanh nghiệp và khách hàng) và B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp).

5 XU HƯỚNG TIẾP THỊ MỚI THỜI COVID

Tình trạng "bế quan toả cảng" thời gian dài và đối mặt với một sự thật khó nhằn là ‘trạng thái bình thường mới’, các thương hiệu phải chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kéo dài và đầy khó khăn.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - PHẦN 2

9 bước sau sẽ giúp bạn xây dựng, phát triển và duy trì thương hiệu cá nhân đúng cách, bạn sẽ tỏa sáng với chuyên môn của mình và nổi bật giữa đám đông.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - PHẦN 3

Cách thu hút hiệu quả nhất và dễ xây dựng sự công nhận nhất là hình ảnh. Hình ảnh mang tính nhận diện đó phải phản ánh bản chất thương hiệu, chu toàn giá trị của bạn và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

9 LỖI DỄ MẮC PHẢI KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Thiết lập Thương hiệu cá nhân là xu thế hiện đại để thu hút sự chú ý của đúng đối tượng và đón nhận những cơ hội mới thích hợp. Tuy nhiên bạn phải “bơi” trong biển thông tin “thượng vàng hạ cám” vì mới trước đó có lời khuyên cách này hay ho, thì ngay sau đó có người viết bài khuyên bạn điều hoàn toàn ngược lại!

1 2 3 ... 6

TẠI THƯƠNG HIỆU VŨ, NGƯỜI TƯƠNG TÁC CHÍNH VỚI BẠN TRONG SUỐT DỰ ÁN SẼ VÀ CHỈ LUÔN LÀ FOUNDER CỦA CHÚNG TÔI

CÙNG VÀO VIỆC BẰNG CÁCH

gọi chúng tôi ở số 0906611188 hoặc email phuong.vu@thuonghieuvu.asia hoặc chia sẻ thông tin dự án của bạn ở form bên dưới nhé!

Liên hệ ngay

Liên Hệ

Thông Tin

Địa chỉ

41 - 47 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại & Email

Follow Us

Hãy chia sẻ với chúng tôi về doanh nghiệp và nhu cầu của bạn nhé

Thông Tin Cá Nhân

Liên Hệ

Thông Tin

Địa chỉ

41 - 47 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại & Email

Follow Us

Hãy chia sẻ dự án của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí trong 2 giờ.

Xem hồ sơ năng lực

Xem Hồ Sơ Năng Lực  

Xem hồ sơ năng lực
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close