10 ĐIỀU CẦN LÀM VỚI MARKETING & THƯƠNG HIỆU TRONG & SAU THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH

Chúng ta đang ở trong thời điểm mà không ai lường trước được việc gì sẽ diễn ra ngoài việc phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và các đợt đóng cửa khắp toàn cầu. Việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng theo đó sẽ mới lạ, thêm nhiều tính thử nghiệm và thay đổi linh hoạt. 

Trong “nguy” luôn có “cơ” và nỗ lực chúng ta là tìm ra “ánh sáng cuối đường hầm".

Trong thời điểm hỗn loạn, thông điệp phù hợp hoàn cảnh và có giá trị nhân văn là khi các thương hiệu đặt mình trong vai khách hàng và cố gắng hiểu cảm xúc mà họ phải trải qua. Ví dụ, Volkswagon đang tôn vinh các chiến binh đấu tranh với Corona bằng cách nêu bật những câu chuyện của họ; Hoặc các khách sạn như Taj, Oberoi và Oyo Rooms ở Delhi đã mở cửa cho bác sĩ và nhân viên y tế ở lại trong trường hợp khẩn cấp dù ngành khách sạn cũng đang xuống dốc thê thảm.

Một nghiên cứu gần đây của Ogilvy cho thấy, chiến lược thương hiệu đúng trong thời kỳ khủng hoảng là đưa ra sản phẩm mới, sẽ giúp giành được thị phần nhiều hơn gấp 3 lần khi suy thoái. Ví dụ: Emami thâm nhập vào phân khúc nước rửa tay với cơ hội thử nghiệm, Byju’s và Zoom đang thử các dịch vụ mới hơn với tốc độ chóng mặt v.v.

Đặc biệt, thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với các sản phẩm thiết yếu khi phải tiếp cận với marketing kỹ thuật số “lạ lẫm”. Nhưng để duy trì doanh số bán hàng và chi tiêu thông minh hơn với ít mục tiêu hơn, họ phải tận dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa toàn bộ các kênh, tối ưu hóa nền tảng thương mại, ưu tiên làm sao bán được hàng trên nền tảng website và mạng xã hội một cách dễ dàng nhanh chóng.

Các thương hiệu trong ngành y tế, giao thực phẩm, cung cấp nhu yếu phẩm, v.v. cần truyền tải cách họ đang phục vụ an toàn mà không lây lan COVID-19, hỗ trợ cho sức khỏe và an toàn cộng đồng. Ví dụ Unilever đã sử dụng tính năng “phát trực tiếp” để kết nối với các nhà khoa học và chuyên gia y tế nhằm giáo dục người tiêu dùng về những điểm cần chú ý trong việc bảo vệ hàng ngày. Khi làm như vậy, công ty chuyển trọng tâm sang chiến lược nhắn tin "công cộng" cho các thương hiệu có liên quan nhất trong danh mục đầu tư của mình.     

Nghiên cứu của Kantar.com cho thấy người tiêu dùng từ trung lưu đến thượng lưu hiện đang tham gia vào các hoạt động như xem video dài - ngắn, ngủ, truyền hình, di động / trò chơi trực tuyến, trò chuyện trực tuyến với bạn bè / người thân, giáo dục trực tuyến, nấu ăn / làm bánh tại nhà, học / đọc ngoại tuyến, giải trí trực tuyến, rèn luyện sức khỏe tại nhà, nuôi dạy con cái, giám sát việc học tập của con cái, làm việc tại nhà, video trực tiếp / phát trực tiếp, giải trí tại nhà, chăm sóc da cho thú cưng và tần suất của những việc này đang theo thứ tự. Như chúng ta thấy, hầu hết trong số này đều đang theo xu hướng trực tuyến và theo hướng kỹ thuật số.

Do đó, các thương hiệu cần sử dụng đến công cụ “lắng nghe xã hội”, xây dựng các kịch bản phù hợp với tình hình thay đổi và có chiến lược linh hoạt phù hợp. Nền tảng kỹ thuật số của các thương hiệu đang dần trở thành một nhu cầu mới, cập nhật trang Google Doanh nghiệp, cập nhật trang web / cổng thông tin điện tử, xuất hiện nhiều hơn trên các nền tảng truyền thông xã hội với nội dung hấp dẫn và cập nhật, tạo hiệu ứng nội dung lan truyền... Có thể hiểu, kỹ thuật số sẽ là thách thức lớn và sẽ đóng vài trò chính. Thật là may mắn khi 28% dân số dưới 15 tuổi. Như vậy, hàng triệu người trẻ thuộc thế hệ hiện nay ngày càng hiểu biết hơn về công nghệ đều sẽ sớm trở thành người tiêu dùng, doanh nhân và kỹ thuật viên của tương lai.

Ngoài ra, việc tận dụng và phát huy hết tiềm năng của thương mại điện tử ở các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn sẽ nắm giữ vai trò trọng yếu để thay đổi “cuộc chơi”. Hầu hết người tiêu dùng ngày nay đều dán mắt vào TV, các hoạt động trên mạng xã hội và có xu hướng xem các video dài trực tuyến.

Hơn nữa, các phương pháp CRM (phân tích dữ liệu khách hàng) mới đang là con đường đầy triển vọng. Như hiệu bánh lớn nhất Ấn Độ Monginis đang thử bán hàng kiểu mới bằng cách thông báo trên whatsapp về sản phẩm mới cho khách hàng. 


Có một thời gian dài, quảng cáo loạn xạ trên phương tiện truyền thông xã hội làm giảm hiệu quả thật sự bản chất của nó. Còn bây giờ, chỉ có các hành vi không phải quảng cáo mới thực hiện tốt công việc truyền thông trong và ngay sau khủng hoảng, chẳng hạn như các siêu thị đang dành thời gian mua sắm cho các bác sĩ; thương hiệu nội thất IKEA sản xuất khẩu trang và chất khử trùng và tự nguyện đóng cửa tất cả 50 cửa hàng của mình trên khắp nước Mỹ để đảm bảo giãn cách xã hội.

Tận dụng tiếp thị nội dung và tiếp thị đúng lúc bằng các video lan truyền. Điển hình là video cảm động về trái tim của Cadbury cảm ơn mọi người đã ở nhà hoặc Sunrise Masale ở Ấn Độ nói về những loại gia vị nên cho vào thực phẩm để tăng cường khả năng miễn dịch.

Sử dụng những người có ảnh hưởng trong tiếp thị truyền thông xã hội, họ là những nhà tiên phong trong quan điểm. Ví dụ: người ta có thể sử dụng những người ảnh hưởng trên Tiktok hoặc Instagram để đưa ra thông điệp xã hội hoăc làm quảng cáo trong các chương trình OTT hiện đang được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Việc Netflix tăng lượng người xem hơn 2 lần ở Ấn Độ vào tháng 4 đã chứng minh quan điểm này là đúng. 


Tiếp thị bằng “sự nhân ái” phải trở thành điểm nổi bật trong các ý tưởng sáng tạo của các thương hiệu ngày nay. Thảm họa như COVID-19 đang một phần nào đó mang đến cơ hội rộng mở cho các công ty để tạo ra một hình ảnh tích cực / thuận lợi thông qua hoạt động thiện nguyện mang lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ: Quỹ Bill Gates đã cam kết tài trợ thêm 150 triệu đô la vì phúc lợi xã hội và hạnh phúc của con người trong mùa COVID. Ngay cả các ngành sự kiện dù đã bị tuột dốc hoàn toàn, cũng đã và đang phải chuẩn bị cho trải nghiệm PhyGital (Vật lý + Kỹ thuật số) vượt ra khỏi đại dịch và sử dụng các trải nghiệm kỹ thuật số miễn phí cho những khách hàng quen thuộc của họ.

Ngành nhà hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian giãn cách xã hội và họ đang phải đổi mới chính mình. Nhãn hàng lớn như Dominos và McDonald’s đã giới thiệu hệ thống giao hàng an toàn và không tiếp xúc. Quảng cáo của Dominos “Hương vị vẫn ngon. Giao hàng an toàn”, thể hiện rõ ràng tư duy định hướng thương hiệu của họ.

Restaurant Brands International, công ty mẹ của Popeyes, Burger King và Tim Hortons đã thưởng cho những nhân viên làm việc trong tháng 4, bất chấp dịch bệnh bùng phát. Bản thân các cơ sở này cũng phải truyền đạt rõ ràng cho người tiêu dùng rằng họ đã nỗ lực nghiêm túc để thực hiện đúng về việc an toàn. 


“Nói ít - làm nhiều", nhiều công ty đã thể hiện giá trị lời hứa của mình:

-       Alibaba công bố 20 biện pháp giúp các doanh nghiệp và thương gia ở Trung Quốc như: giảm chi phí hoạt động trên nền tảng Alibaba, hỗ trợ tài chính bằng cách miễn hoặc giảm lãi suất, trợ cấp cho nhân viên giao hàng và đảm bảo hiệu quả hậu cần cao hơn, cung cấp cơ hội việc làm linh hoạt để đảm bảo thu nhập, hơn thế nữa là các công cụ để doanh nghiệp đẩy nhanh số hóa và quản lý làm việc từ xa.

-       Audible.com từ Amazon được cung cấp miễn phí cho trẻ em trong thời gian đóng cửa. Adobe đã mở cửa miễn phí Adobe Creative Cloud cho người dùng.

-       IKEA đã tận dụng lời hứa thương hiệu của mình là 'mang niềm vui vào nhà', với triết lý DIY (Tự tay làm hết) và tính cách táo bạo, để mang lại cảm giác nhẹ nhõm cho tất cả khách hàng buộc phải trải qua ngày Valentine bị cô lập ở nhà.


Trong khi các thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục, công nghệ sức khoẻ, công nghệ thực phẩm, thương hiệu thiết yếu tích cực tiếp thị với thông điệp nhân ái, thì những ngành khác có thể tập trung từ từ hơn vào việc tiếp cận với hoạt động thiện nguyện xã hội.

Tiếp thị khủng hoảng chắc chắn đặt ra một loạt thách thức riêng. Mặc dù không làm gì hoặc không quyết liệt, nhưng các công ty có thể mạo hiểm với cơ hội phục hồi sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc. Làm sao để khách hàng cảm thấy rằng công ty luôn quan tâm đến họ. Các cuộc khủng hoảng cũng mở đường cho các mô hình dịch vụ trải nghiệm mới để tạo khác biệt.

Có một số ví dụ, như KFC cung cấp bữa ăn miễn phí cho những người chăm sóc y tế. Hoặc hãng Ford thực hiện một số hoạt động từ thiện như cung cấp tiền cho các chương trình thực phẩm cho trẻ em không đến trường. Một ví dụ khác là Walgreens đăng tải các cuộc trò chuyện chia sẻ ở hiệu thuốc.v.v.


Để còn được nhớ đến khi khủng hoảng đã qua, thương hiệu cần duy trì chi tiêu và khả năng tiếp xúc / khả năng nói chuyện để giữ chân khách trong suốt thời đại dịch. Dữ liệu IPA cho thấy các thương hiệu duy trì tiếp xúc trong suốt cuộc khủng hoảng, có thể tăng thị phần gấp 3 lần và phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn. Thương hiệu cần phân bổ lại ngân sách để đảm bảo nguồn quảng cáo chất lượng, đồng thời tận dụng CRM và các nền tảng xã hội để kích hoạt người dùng hiện tại và biến những người theo dõi mới thành người dùng thử.

Thương hiệu cũng cần phải định hình lại năng lực mình. Tận dụng dữ liệu và thông tin chi tiết để xác định những thay đổi quan trọng và lâu dài nhất. Như đã lưu ý trước đó, các thương hiệu cần chuyển hướng sang các kênh truyền thông kỹ thuật số. Xem lại các kế hoạch về nội dung và cam kết với khách hàng. Giải quyết các nhu cầu và ưu tiên trong Nội dung kỹ thuật số / Dịch vụ kỹ thuật số / Tiện ích / Thương mại. Tận dụng tự động hóa để cho phép tạo và phân phối nội dung theo bối cảnh cá nhân hơn trong tình trạng thực tế. 


Giờ là thời điểm thích hợp nghĩ xa hơn về đại dịch, những thách thức / vấn đề trong tầm tay, các giải pháp. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng phải mất 66 ngày để các thay đổi hành vi người tiêu dùng sang một thói quen mới. Phát hiện này sẽ đóng vai trò là “kim chỉ nam" mạnh mẽ cho các nhà tiếp thị tham gia vào việc thiết lập lại các chiến lược truyền thông tiếp thị. 

Các thương hiệu cần nghiên cứu và phân tích sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong và sau đại dịch. Khách hàng trong thời gian “bế quan toả cảng" vẫn luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới và đa dạng hơn để thoát khỏi sự đơn điệu nhàm chán của việc hạn chế xã hội. Đó chính xác là thời thử thách sáng tạo và linh hoạt của các nhà tiếp thị. Tiếp tục hướng về phía trước, vượt cả COVID, đến thời điểm khi người tiêu dùng được phép thoát khỏi tình trạng hiện tại, họ sẽ có xu hướng thử các mô hình tiêu dùng mới và thử nghiệm những điều mới trong các điều kiện biến đổi không ngừng. Ví dụ, nhu cầu về các quá trình dạy-học mới hơn sẽ tăng vọt vì cả giáo viên và học viên đều không còn lựa chọn nào khác. 

Công nghệ đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của con người: cách chúng ta suy nghĩ và đưa ra quyết định, cách chúng ta cảm nhận, khao khát và giao tiếp. Công nghệ đã tạo ra một loạt các “vấn đề” và nhu cầu cảm xúc mới, những cách thức mới để nhận thức về sản phẩm và thương hiệu cũng như những cách tương tác mới với thị trường. Cuộc săn tìm sự hạnh phúc cũng phát triển. Toàn bộ hiện tượng này do nhu cầu phụ thuộc vào công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục, công nghệ thực phẩm, công nghệ sức khoẻ, web giải trí, v.v.

Đi trước thời đại về công nghệ mới, Giám đốc điều hành của Google cho biết Trí tuệ nhân tạo (A.I.) sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn là lửa hay điện. Các công nghệ như Điện toán cảm xúc hoặc A.I. cảm xúc có thể mang lại sự thay đổi bằng cách kết hợp trải nghiệm theo hướng dữ liệu và lấy con người làm trung tâm (HCD) truyền cảm hứng cho các kết nối cảm xúc sâu sắc với các sản phẩm và thương hiệu, từ đó có thể thúc đẩy lòng trung thành và tăng trưởng kinh doanh.

 

Trong khi các doanh nghiệp lớn tiếp tục phục vụ công chúng theo chiều hướng tích cực, thì doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường nếu họ không được cung cấp đủ sự hỗ trợ, và cuối cùng có thể biến mất hoàn toàn. Hiện tại, điều mà các nhà tiếp thị nên tập trung vào không chỉ là tồn tại trong khủng hoảng mà còn duy trì nhận thức của người tiêu dùng thông qua các chiến lược định vị thành công để xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy. 

Nhân ái, tế nhị, sắc thái giao tiếp là nhu cầu của thời đại bây giờ và có thể trong tương lai. Các nhà tiếp thị cần phải định nghĩa lại khái niệm, xác định, phát triển và cung cấp các giá trị tiện ích và phúc lợi kèm thêm cho khách ngoài việc mua hàng. Đó là dấu hiệu báo trước và là tiền đề cho sự “bình thường mới” mà một người có thể làm chứng trong bối cảnh hậu COVID.


Bài viết được chuyển ngữ và biên tập bởi THƯƠNG HIỆU VŨ.

Nguồn: Adama Sun University 

 

3 YẾU TỐ GIÚP CHIẾN DỊCH MARKETING VẪN ĐẠT THÀNH CÔNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID -19

Như chúng tôi - những nhà tiếp thị (marketers) luôn phải trong tình trạng chuẩn bị cho việc phục hồi, sau đây là ba quan điểm chúng tôi mong muốn mời các nhà lãnh đạo và nhà tiếp thị xem xét trong thời đại dịch

2 YẾU TỐ CỦA MARKETING BỀN VỮNG

Với góc nhìn của Thương Hiệu Vũ, có 2 điều duy nhất và quan trong nhất, có tác động lớn nhất, nếu bạn đã làm được có nghĩa là bạn đang hoạt động hướng tới bền vững.

TRONG CÔNG VIỆC CÓ BAO NHIÊU CẤP ĐỘ HẠNH PHÚC?

Đã bao nhiêu lần bạn được gặp một người thợ sửa máy hoặc một nhà thầu đến sửa nhà mà lúc thanh toán họ cứ nài nỉ bạn đi một vòng đánh giá chất lượng, đến khi bạn hài lòng mỉm cười thì người đó mới vui vẻ nhận thù lao? Điểm khác biệt ở đây chính là cấp độ hạnh phúc trong công việc. Và nhà thầu kể trên là người đã đạt được cấp độ hạnh phúc cao nhất.

CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG THỰC SỰ LÀ GÌ?

Hầu hết còn rất nhiều mơ hồ xung quanh cái gọi là Chiến lược Nội dung, ngay cả đối với những người hoạt động trong ngành tiếp thị.

TĂNG TRƯỞNG MÀ KHÔNG CẦN ĐẾN MARKETING ?

Có 1 vấn đề hay còn gọi là một câu hỏi :” Có doanh nghiệp nào không cần đến Marketing nhưng vẫn phát triển tăng trưởng trong thị trường được hay không?”

THỜI ĐIỂM KHÓ KHĂN SẼ LÀ TRỞ NGẠI, NHƯNG LÀ VỚI NGƯỜI KHÁC, KHÔNG PHẢI VỚI BẠN!

Chúng ta đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế lớn sau đại dịch. Tuy nhiên, bất kể thời điểm có khó khăn như thế nào, người tiêu dùng không chỉ mua một món hàng vì giá cả hay tính năng của nó mà họ mua vì giá trị của sản phẩm đó mang lại. Đó là một chân lý mà ta cần ghi nhớ hàng ngày: giá trị tốt nhất sẽ chiến thắng.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN- PHẦN 1

Thương hiệu cá nhân là mọi thứ về bạn, cách bạn xuất hiện bên ngoài, trước công chúng, và giá trị, niềm tin, mục tiêu bên trong của chính bạn.

11 BÍ KÍP ĐỂ CÁI "HIỆU" CỦA BẠN LUÔN ĐƯỢC "THƯƠNG"

Tại sao cái "Hiệu" được "Thương" lại quan trọng? Một cái Hiệu được Thương mang lại lợi ích như thế nào cho một công ty?

CHÁNH NIỆM TRONG CÔNG VIỆC

Điều gì cũng là màu nhiệm, biến cố cũng là màu nhiệm của đời, cái tốt đẹp cũng là màu nhiệm của đời. Lòng biết ơn đến vạn vật xung quanh chúng ta khi chúng ta thấy mọi thứ trên cuộc đời đều màu nhiệm.

MƯU CẦU HẠNH PHÚC

Tuyên ngôn độc lập nước mỹ có cụm từ “mưu cầu hạnh phúc” (pursuit of happiness), là một trong những quyền cơ bản của con người, nhưng ngạc nhiên thay, Đức Phật lại nói : “Không mưu cầu hạnh phúc thì mới có hạnh phúc”.

QUẢNG CÁO NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI CHO GEN Z: KHÔNG DÙNG CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO THỜI “ÔNG BÀ

Hãy tập trung vào việc xây dựng một liên minh những người đam mê ủng hộ các sản phẩm thương hiệu với tính chân thực, có mục đích và đáp ứng được những người mua sắm Thế hệ Z ở nơi họ có mặt. Nên nhớ đây không phải thời phát cuốn sách tiếp thị như vào thời ông bà mình nữa đâu.

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NHỎ RẤT CẦN ĐẾN MỘT CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP (IMC PLAN)

IMC - khái niệm không hoàn toàn mới với các doanh nghiệp vừa và lớn nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu kinh doanh hay mới hình thành đội ngũ và đang phải làm rất nhiều việc để lèo lái con thuyền kinh doanh thì lại rất mới mẻ.

ÁI NGỮ TRONG CÔNG VIỆC

Thật tuyệt vời khi nói những lời ái ngữ đầy thương yêu với mọi người thay vì lời trách móc. Bạn có biết năng lượng từ bi thấu cảm luôn luôn chuyên chở năng lượng kiên nhẫn hay không?

BÀI HỌC TỪ CÁCH QUẢN TRỊ “ĐẮC” LÒNG NGƯỜI CỦA SIÊU THỊ LOTTE MART

Siêu thị online chính là nơi “bám víu” của các bà nội trợ thành thị trong tình huống bế quan tỏa cảng. Quan sát cách các siêu thị bán hàng từ góc độ trải nghiệm cá nhân thành các bài học quản trị bán hàng và xây dựng tình yêu thương hiệu.

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU.. RỐT CUỘC LÀ GÌ?

Không ai muốn phải dùng đến sự cạnh tranh bằng chiến lược giá, do đó doanh nghiệp thường nghe đến cụm từ “chiến lược thương hiệu”.

TĂNG TẬP TRUNG THỜI XAO NHÃNG

Mỗi lần cảm xúc suy nghĩ dồn dập hoặc suy nghĩ không tập trung được, chúng ta cùng nhau nương vào và quan sát 3 hơi thở chánh niệm, 3 câu hỏi tự vấn xem điều gì đang diễn ra, mình đang cảm thấy gì, điều gì là quan trọng nhất hiện tại?

5 CÁCH ÂM NHẠC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG TRONG QUẢNG CÁO

Nụ hôn đầu lãng mạn, một khoảnh khắc vui tươi của đời chúng ta đôi khi gắn liền với đoạn âm nhạc nào đó, và người làm thương hiệu dùng nó để tạo ra trải nghiệm với khách hàng mục tiêu.

PHẦN 1: VÌ SAO LÀ TIKTOK?

Facebook, Instagram, Youtube và bây giờ đã đến thời đại của TikTok. Tuy chưa có nhiều thương hiệu mạo hiểm tham gia vào TikTok nhưng để đi trước đối thủ một bước, bạn nên cân nhắc thêm nó vào kho vũ khí truyền thông xã hội của mình.

10 ĐIỀU CẦN LÀM VỚI MARKETING & THƯƠNG HIỆU TRONG & SAU THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH

Chúng ta đang ở trong thời điểm mà không ai lường trước được việc gì sẽ diễn ra ngoài việc phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và các đợt đóng cửa khắp toàn cầu. Việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng theo đó sẽ mới lạ, thêm nhiều tính thử nghiệm và thay đổi linh hoạt.

PHẦN 2: DÙNG TIKTOK SAO CHO HIỆU QUẢ?

TikTok có thể trông giống như được tạo ra chỉ để giải trí và chơi trò chơi. Xét cho cùng, đây là ứng dụng dành cho thanh thiếu niên làm video hài hước và tạo nên hiện tượng “viral” (lan truyền). Nhưng khi các thương hiệu tham gia vào nền tảng truyền thông xã hội mới này, họ có thể gặt hái được thành quả.

LÀM MARKETING CHO CÁC THƯƠNG HIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG: GIÁ CẢ CÓ LÀ TRỞ NGẠI ĐÁNG KỂ ?

Giá cả là một trong những vấn đề quan trọng khi làm marketing cho các thương hiệu thân thiện với môi trường. Phải chăng việc định giá cao cấp cho các sản phẩm thân thiện với môi trường là ta đang đi vào ngõ cụt?

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ TỪ DẠO ẤY

Sự tàn phá quá lớn của đại dịch COVID kéo dài gần 2 năm qua là một thách thức quá sức, nó thay đổi không ít về quan niệm của người tiêu dùng cũng như biến đổi tương lai của ngành tiếp thị. Có 4 xu hướng thay đổi chính kể từ khi đại dịch đã và đang làm phong phú thêm mối quan hệ B2C (doanh nghiệp và khách hàng) và B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp).

5 XU HƯỚNG TIẾP THỊ MỚI THỜI COVID

Tình trạng "bế quan toả cảng" thời gian dài và đối mặt với một sự thật khó nhằn là ‘trạng thái bình thường mới’, các thương hiệu phải chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kéo dài và đầy khó khăn.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - PHẦN 2

9 bước sau sẽ giúp bạn xây dựng, phát triển và duy trì thương hiệu cá nhân đúng cách, bạn sẽ tỏa sáng với chuyên môn của mình và nổi bật giữa đám đông.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - PHẦN 3

Cách thu hút hiệu quả nhất và dễ xây dựng sự công nhận nhất là hình ảnh. Hình ảnh mang tính nhận diện đó phải phản ánh bản chất thương hiệu, chu toàn giá trị của bạn và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

9 LỖI DỄ MẮC PHẢI KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Thiết lập Thương hiệu cá nhân là xu thế hiện đại để thu hút sự chú ý của đúng đối tượng và đón nhận những cơ hội mới thích hợp. Tuy nhiên bạn phải “bơi” trong biển thông tin “thượng vàng hạ cám” vì mới trước đó có lời khuyên cách này hay ho, thì ngay sau đó có người viết bài khuyên bạn điều hoàn toàn ngược lại!

1 2 3 ... 6

TẠI THƯƠNG HIỆU VŨ, NGƯỜI TƯƠNG TÁC CHÍNH VỚI BẠN TRONG SUỐT DỰ ÁN SẼ VÀ CHỈ LUÔN LÀ FOUNDER CỦA CHÚNG TÔI

CÙNG VÀO VIỆC BẰNG CÁCH

gọi chúng tôi ở số 0906611188 hoặc email phuong.vu@thuonghieuvu.asia hoặc chia sẻ thông tin dự án của bạn ở form bên dưới nhé!

Liên hệ ngay

Liên Hệ

Thông Tin

Địa chỉ

41 - 47 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại & Email

Follow Us

Hãy chia sẻ với chúng tôi về doanh nghiệp và nhu cầu của bạn nhé

Thông Tin Cá Nhân

Liên Hệ

Thông Tin

Địa chỉ

41 - 47 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại & Email

Follow Us

Hãy chia sẻ dự án của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí trong 2 giờ.

Xem hồ sơ năng lực

Xem Hồ Sơ Năng Lực  

Xem hồ sơ năng lực
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close