3 YẾU TỐ GIÚP CHIẾN DỊCH MARKETING VẪN ĐẠT THÀNH CÔNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID -19

Giám Đốc Marketing, Infosys chia sẻ về sự cân bằng giữa tính khoa học hiệu quả của marketing kết hợp với nghệ thuật nhân văn của thương hiệu. 

Năm vừa qua, khi cuộc khủng hoảng sức khỏe kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp đảo lộn, chúng tôi cũng đã chứng kiến những khó khăn của thị trường và kể cả người tiêu dùng cũng rất “dè sẻn" trong việc chi tiêu bất kể là ngành nghề nào.

Nhiều doanh nghiệp đã phản ứng bằng cách “thắt lưng buộc bụng" khá chặt chẽ, và nghiễm nhiên cũng phải bao gồm việc cắt giảm chi tiêu quảng cáo tiếp thị. Theo quan điểm của tôi, chiến lược chi tiêu trong tiếp thị sử dụng trong thời kỳ suy thoái không chỉ là sai lầm mà còn gây thiệt hại về lâu dài. Khi các thương hiệu trở nên "nép mình" và ít quảng bá bản thân hơn, chắc chắn họ cũng rời xa vị trí ưu tiên hàng đầu trong tâm trí của khách hàng, điều này chắc chắn làm giảm đi “sự nhớ nhung" của khách hàng với họ và khiến việc phục hồi khó khăn hơn - ngay cả khi thị trường được cải thiện.

Giữa cuộc khủng hoảng này, chúng tôi đang định hướng cho các tổ chức tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị và chi tiêu nhằm tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn khi các doanh nghiệp có động lực trở lại.

Như chúng tôi - những nhà tiếp thị (marketers) luôn phải trong tình trạng chuẩn bị cho việc phục hồi, sau đây là ba quan điểm chúng tôi mong muốn mời các nhà lãnh đạo và nhà tiếp thị xem xét trong thời đại dịch:

 

Tất cả chúng ta dường như đều đã từng nghe câu nói này của John Wanamaker: “Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo đã bị lãng phí; nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó thực hư như thế nào. ” Và thách thức - càng quan trọng hơn trong một môi trường kinh tế đầy bấp bênh, nơi các doanh nghiệp ít chịu được tình trạng ROI không rõ ràng - nghĩa là xác định đồng tiền tiếp thị nào đầu tư thực sự hiệu quả với doanh nghiệp và đồng tiền nào đã bị lãng phí.

Bằng cách sử dụng công nghệ tiếp thị tốt nhất trong thị trường để theo dõi ROI nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt được sự rõ ràng về các giải pháp và chỉ số, đối với một tổ chức đang tập trung vào sự phục hồi có thể là sự chứng minh vô giá.

Điều quan trọng không kém là cần thiết lập một ngôn ngữ chung, cầu nối giữa tiếp thị và các bên liên quan khác của doanh nghiệp để hiểu rõ giá trị của những nỗ lực này sẽ được thể hiện ra sao. Ví dụ: nỗ lực thuyết phục giám đốc tài chính về giá trị của kỹ thuật số và nhận thức thương hiệu gần như là “đàn gảy tai trâu". Tuy nhiên, nếu nhà tiếp thị có thể chứng minh tác động trực tiếp của doanh số là do dùng nỗ lực để tạo ra - xét trên kinh nghiệm - ở điểm bắt đầu và điểm mấu chốt của chiến dịch, có lẽ sẽ không mất quá nhiều thời gian để giám đốc tài chính cũng phải thừa nhận giá trị đó.

Trong thời kỳ suy thoái, hành vi của khách hàng sẽ luôn thay đổi. Ví dụ, trong thế giới của công nghệ B2B, các hội nghị và sự kiện kinh doanh để tương tác với khách hàng, khả năng quảng cáo “chốt đơn" và các điều động giao dịch thường là những công việc trực tiếp và khá phức tạp. Khi đại dịch khiến hầu hết các chuyến du lịch quốc tế phải dừng lại, những cuộc gặp gỡ và cơ hội kết nối đều phải diễn ra dưới dạng trực tuyến. Tôi tưởng tượng rằng một số lượng đáng kể các cuộc họp và hội nghị kinh doanh, nếu không phải là tất cả, sẽ tiếp tục trong tình trạng trực tuyến kể cả khi sau đại dịch. Sau đó, liệu các nhà tiếp thị trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ B2B có nên nuôi dưỡng thêm khả năng quản lý khác phù hợp hơn trong thời đại kết hợp xen lẫn trực tiếp và trực tuyến không? Và làm sao phân bổ lại ngân sách cho phù hợp? Bằng cách tập trung hơn vào ROI, quảng cáo tiếp thị nghiễm nhiên trở thành một “mảnh ghép phù hợp” hơn với phần còn lại của doanh nghiệp - cả trong thực tế và theo cách nó được nhìn nhận.

Nhiều người buộc phải thừa nhận rằng con đường phục hồi của các doanh nghiệp - thuộc mọi loại hình - đều liên quan đến việc nắm bắt xu hướng công nghệ kỹ thuật số. Tiếp thị dĩ nhiên không thể tránh khỏi việc “hoà nhập" cùng thời đại. Năm vừa qua, khi các đợt “bế quan toả cảng" trên toàn thế giới ảnh hưởng khá nhiều đến các kế hoạch tiếp thị truyền thống, nhiều nhà tiếp thị buộc phải khám phá và đào sâu hơn về công cụ kỹ thuật số cũng như phải bỏ nhiều công sức và thời gian vào công việc tiếp thị kỹ thuật số của họ.

Ví dụ: công ty của tôi đã tạo ra một hệ thống công nghệ liên thông giữa các phòng ban, để khiến công việc hiệu quả hơn, tập trung vào việc thu thập dữ liệu và tạo ra thông tin chi tiết mà các giám đốc điều hành cũng có thể thực hiện dễ dàng. Nó là điều dễ hiểu và hợp lý khi tiếp tục xây dựng các sáng kiến kỹ thuật số, vì sẽ không có chuyện “quay xe" lại xem khi tiếp nhận áp dụng kỹ thuật số là điều đúng đắn hay không. Khách hàng của chúng tôi hầu hết đã ở trong thế giới kỹ thuật số và chúng tôi sẽ phải kết nối tốt hơn với họ ở đó. Nhưng chỉ là kỹ thuật số là không đủ. Chúng ta cũng nên phát triển để trở thành người lắng nghe tốt hơn, đồng cảm và chân thực hơn trong cách giao tiếp với khách hàng. Điều này đưa tôi đến điểm nổi bật thứ ba.

​​Trong những ngày đầu của đại dịch, rất nhiều thương hiệu đã giao tiếp với khách hàng theo hướng cá nhân hoá và sự đồng cảm. Điều này mang lại cho thương hiệu của họ thiện cảm đáng kể trong mắt khách hàng, nhưng điều quan trọng là hành động của họ trong quá khứ phải thể hiện sự phù hợp với vị trí hiện tại để chiến lược này thêm hiệu quả.

Nhiều khách hàng đều đánh giá thương hiệu tuỳ theo mục đích và sở thích riêng. Bất kỳ hành động nào của trái với cam kết của thương hiệu/ doanh nghiệp đều có thể gây ra thiệt hại lâu dài, nghiêm trọng nhất là khách hàng có thể “lãng quên” họ ngay lập tức.

Vì vậy, người tiêu dùng nên được nhìn thấy tính nhân văn hơn từ các thương hiệu và cam kết mạnh mẽ hơn đối với những điều mà thương hiệu chia sẻ - và hơn cả, những nỗ lực này đi cùng những hành động đáng tin cậy.

Phần trọng tâm nhất, các nhà tiếp thị bây giờ nên lắng nghe phản hồi từ người dùng thông qua các bài đăng của doanh nghiệp và nên theo dõi sát sao các chỉ số, hay xu hướng tiếp theo như thế nào để có những nhận định đúng đắn. Sau đó, họ nên tìm các công cụ phù hợp để kết nối doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất.


Bài viết được chuyển ngữ bởi THƯƠNG HIỆU VŨ | BOUTIQUE BRANDING AGENCY


Nguồn: https://www.forbes.com/sites/forbescommunicationscouncil/2021/05/25/a-three-point-agenda-for-marketing-success-in-the-covid-19-era/?sh=4c4cc0a198a2 

3 YẾU TỐ GIÚP CHIẾN DỊCH MARKETING VẪN ĐẠT THÀNH CÔNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID -19

Như chúng tôi - những nhà tiếp thị (marketers) luôn phải trong tình trạng chuẩn bị cho việc phục hồi, sau đây là ba quan điểm chúng tôi mong muốn mời các nhà lãnh đạo và nhà tiếp thị xem xét trong thời đại dịch

2 YẾU TỐ CỦA MARKETING BỀN VỮNG

Với góc nhìn của Thương Hiệu Vũ, có 2 điều duy nhất và quan trong nhất, có tác động lớn nhất, nếu bạn đã làm được có nghĩa là bạn đang hoạt động hướng tới bền vững.

TRONG CÔNG VIỆC CÓ BAO NHIÊU CẤP ĐỘ HẠNH PHÚC?

Đã bao nhiêu lần bạn được gặp một người thợ sửa máy hoặc một nhà thầu đến sửa nhà mà lúc thanh toán họ cứ nài nỉ bạn đi một vòng đánh giá chất lượng, đến khi bạn hài lòng mỉm cười thì người đó mới vui vẻ nhận thù lao? Điểm khác biệt ở đây chính là cấp độ hạnh phúc trong công việc. Và nhà thầu kể trên là người đã đạt được cấp độ hạnh phúc cao nhất.

CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG THỰC SỰ LÀ GÌ?

Hầu hết còn rất nhiều mơ hồ xung quanh cái gọi là Chiến lược Nội dung, ngay cả đối với những người hoạt động trong ngành tiếp thị.

TĂNG TRƯỞNG MÀ KHÔNG CẦN ĐẾN MARKETING ?

Có 1 vấn đề hay còn gọi là một câu hỏi :” Có doanh nghiệp nào không cần đến Marketing nhưng vẫn phát triển tăng trưởng trong thị trường được hay không?”

THỜI ĐIỂM KHÓ KHĂN SẼ LÀ TRỞ NGẠI, NHƯNG LÀ VỚI NGƯỜI KHÁC, KHÔNG PHẢI VỚI BẠN!

Chúng ta đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế lớn sau đại dịch. Tuy nhiên, bất kể thời điểm có khó khăn như thế nào, người tiêu dùng không chỉ mua một món hàng vì giá cả hay tính năng của nó mà họ mua vì giá trị của sản phẩm đó mang lại. Đó là một chân lý mà ta cần ghi nhớ hàng ngày: giá trị tốt nhất sẽ chiến thắng.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN- PHẦN 1

Thương hiệu cá nhân là mọi thứ về bạn, cách bạn xuất hiện bên ngoài, trước công chúng, và giá trị, niềm tin, mục tiêu bên trong của chính bạn.

11 BÍ KÍP ĐỂ CÁI "HIỆU" CỦA BẠN LUÔN ĐƯỢC "THƯƠNG"

Tại sao cái "Hiệu" được "Thương" lại quan trọng? Một cái Hiệu được Thương mang lại lợi ích như thế nào cho một công ty?

CHÁNH NIỆM TRONG CÔNG VIỆC

Điều gì cũng là màu nhiệm, biến cố cũng là màu nhiệm của đời, cái tốt đẹp cũng là màu nhiệm của đời. Lòng biết ơn đến vạn vật xung quanh chúng ta khi chúng ta thấy mọi thứ trên cuộc đời đều màu nhiệm.

MƯU CẦU HẠNH PHÚC

Tuyên ngôn độc lập nước mỹ có cụm từ “mưu cầu hạnh phúc” (pursuit of happiness), là một trong những quyền cơ bản của con người, nhưng ngạc nhiên thay, Đức Phật lại nói : “Không mưu cầu hạnh phúc thì mới có hạnh phúc”.

QUẢNG CÁO NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI CHO GEN Z: KHÔNG DÙNG CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO THỜI “ÔNG BÀ

Hãy tập trung vào việc xây dựng một liên minh những người đam mê ủng hộ các sản phẩm thương hiệu với tính chân thực, có mục đích và đáp ứng được những người mua sắm Thế hệ Z ở nơi họ có mặt. Nên nhớ đây không phải thời phát cuốn sách tiếp thị như vào thời ông bà mình nữa đâu.

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NHỎ RẤT CẦN ĐẾN MỘT CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP (IMC PLAN)

IMC - khái niệm không hoàn toàn mới với các doanh nghiệp vừa và lớn nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu kinh doanh hay mới hình thành đội ngũ và đang phải làm rất nhiều việc để lèo lái con thuyền kinh doanh thì lại rất mới mẻ.

ÁI NGỮ TRONG CÔNG VIỆC

Thật tuyệt vời khi nói những lời ái ngữ đầy thương yêu với mọi người thay vì lời trách móc. Bạn có biết năng lượng từ bi thấu cảm luôn luôn chuyên chở năng lượng kiên nhẫn hay không?

BÀI HỌC TỪ CÁCH QUẢN TRỊ “ĐẮC” LÒNG NGƯỜI CỦA SIÊU THỊ LOTTE MART

Siêu thị online chính là nơi “bám víu” của các bà nội trợ thành thị trong tình huống bế quan tỏa cảng. Quan sát cách các siêu thị bán hàng từ góc độ trải nghiệm cá nhân thành các bài học quản trị bán hàng và xây dựng tình yêu thương hiệu.

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU.. RỐT CUỘC LÀ GÌ?

Không ai muốn phải dùng đến sự cạnh tranh bằng chiến lược giá, do đó doanh nghiệp thường nghe đến cụm từ “chiến lược thương hiệu”.

TĂNG TẬP TRUNG THỜI XAO NHÃNG

Mỗi lần cảm xúc suy nghĩ dồn dập hoặc suy nghĩ không tập trung được, chúng ta cùng nhau nương vào và quan sát 3 hơi thở chánh niệm, 3 câu hỏi tự vấn xem điều gì đang diễn ra, mình đang cảm thấy gì, điều gì là quan trọng nhất hiện tại?

5 CÁCH ÂM NHẠC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG TRONG QUẢNG CÁO

Nụ hôn đầu lãng mạn, một khoảnh khắc vui tươi của đời chúng ta đôi khi gắn liền với đoạn âm nhạc nào đó, và người làm thương hiệu dùng nó để tạo ra trải nghiệm với khách hàng mục tiêu.

PHẦN 1: VÌ SAO LÀ TIKTOK?

Facebook, Instagram, Youtube và bây giờ đã đến thời đại của TikTok. Tuy chưa có nhiều thương hiệu mạo hiểm tham gia vào TikTok nhưng để đi trước đối thủ một bước, bạn nên cân nhắc thêm nó vào kho vũ khí truyền thông xã hội của mình.

10 ĐIỀU CẦN LÀM VỚI MARKETING & THƯƠNG HIỆU TRONG & SAU THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH

Chúng ta đang ở trong thời điểm mà không ai lường trước được việc gì sẽ diễn ra ngoài việc phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và các đợt đóng cửa khắp toàn cầu. Việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng theo đó sẽ mới lạ, thêm nhiều tính thử nghiệm và thay đổi linh hoạt.

PHẦN 2: DÙNG TIKTOK SAO CHO HIỆU QUẢ?

TikTok có thể trông giống như được tạo ra chỉ để giải trí và chơi trò chơi. Xét cho cùng, đây là ứng dụng dành cho thanh thiếu niên làm video hài hước và tạo nên hiện tượng “viral” (lan truyền). Nhưng khi các thương hiệu tham gia vào nền tảng truyền thông xã hội mới này, họ có thể gặt hái được thành quả.

LÀM MARKETING CHO CÁC THƯƠNG HIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG: GIÁ CẢ CÓ LÀ TRỞ NGẠI ĐÁNG KỂ ?

Giá cả là một trong những vấn đề quan trọng khi làm marketing cho các thương hiệu thân thiện với môi trường. Phải chăng việc định giá cao cấp cho các sản phẩm thân thiện với môi trường là ta đang đi vào ngõ cụt?

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ TỪ DẠO ẤY

Sự tàn phá quá lớn của đại dịch COVID kéo dài gần 2 năm qua là một thách thức quá sức, nó thay đổi không ít về quan niệm của người tiêu dùng cũng như biến đổi tương lai của ngành tiếp thị. Có 4 xu hướng thay đổi chính kể từ khi đại dịch đã và đang làm phong phú thêm mối quan hệ B2C (doanh nghiệp và khách hàng) và B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp).

5 XU HƯỚNG TIẾP THỊ MỚI THỜI COVID

Tình trạng "bế quan toả cảng" thời gian dài và đối mặt với một sự thật khó nhằn là ‘trạng thái bình thường mới’, các thương hiệu phải chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kéo dài và đầy khó khăn.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - PHẦN 2

9 bước sau sẽ giúp bạn xây dựng, phát triển và duy trì thương hiệu cá nhân đúng cách, bạn sẽ tỏa sáng với chuyên môn của mình và nổi bật giữa đám đông.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - PHẦN 3

Cách thu hút hiệu quả nhất và dễ xây dựng sự công nhận nhất là hình ảnh. Hình ảnh mang tính nhận diện đó phải phản ánh bản chất thương hiệu, chu toàn giá trị của bạn và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

9 LỖI DỄ MẮC PHẢI KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Thiết lập Thương hiệu cá nhân là xu thế hiện đại để thu hút sự chú ý của đúng đối tượng và đón nhận những cơ hội mới thích hợp. Tuy nhiên bạn phải “bơi” trong biển thông tin “thượng vàng hạ cám” vì mới trước đó có lời khuyên cách này hay ho, thì ngay sau đó có người viết bài khuyên bạn điều hoàn toàn ngược lại!

1 2 3 ... 6

TẠI THƯƠNG HIỆU VŨ, NGƯỜI TƯƠNG TÁC CHÍNH VỚI BẠN TRONG SUỐT DỰ ÁN SẼ VÀ CHỈ LUÔN LÀ FOUNDER CỦA CHÚNG TÔI

CÙNG VÀO VIỆC BẰNG CÁCH

gọi chúng tôi ở số 0906611188 hoặc email phuong.vu@thuonghieuvu.asia hoặc chia sẻ thông tin dự án của bạn ở form bên dưới nhé!

Liên hệ ngay

Liên Hệ

Thông Tin

Địa chỉ

41 - 47 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại & Email

Follow Us

Hãy chia sẻ với chúng tôi về doanh nghiệp và nhu cầu của bạn nhé

Thông Tin Cá Nhân

Liên Hệ

Thông Tin

Địa chỉ

41 - 47 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại & Email

Follow Us

Hãy chia sẻ dự án của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí trong 2 giờ.

Xem hồ sơ năng lực

Xem Hồ Sơ Năng Lực  

Xem hồ sơ năng lực
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close
Close